Bình cầu thí nghiệm mua ở đâu? công dụng và cách lựa chọn

Bình cầu là một dụng cụ thủy tinh được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm, với đa dạng công dụng và thường được ứng dụng chưng cất trong các ngành hóa học hoặc sinh học.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM


I. Cấu tạo và công dụng của bình cầu

II. Cách chọn mua bình cầu thí nghiệm phù hợp

III. Bảo quản bình cầu thí nghiệm


I. Cấu tạo và công dụng của bình cầu:

1. Cấu tạo của bình cầu thí nghiệm:

Bình cầu có cấu tạo hai phần: cổ bình cầu và phần thân bình cầu. Cổ bình cầu thường được để trơn hoặc làm nhám (cổ nhám) để nối với các nhánh khác trong thí nghiệm (ví dụ: Sinh hàn, co nối, etc).

Bình cầu thường được sản xuất bằng thủy tinh borosilicate chịu nhiệt, bởi bình cầu được thường dùng để đựng và đun nóng chất lỏng, nên trong quá trình sản xuất sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt để tránh rủi ro trong quá trình sử dụng như nứt vỡ, biến dạng làm ảnh hưởng đến người thao tác.

2. Công dụng của bình cầu thí nghiệm:

•  Làm nóng và đun sôi chất lỏng.

•  Chưng cất.

•  Chứa và lưu trữ các phản ứng hóa học.

•  Bình chưng cất trong các thí nghiệm bay hơi.

II. Cách chọn mua bình cầu thí nghiệm phù hợp:

1. Dung tích:

Bình cầu có đa dạng dung tích từ 100ml đến 10L. Người sử dụng cần cân nhắc kỹ thí nghiệm và phản ứng cần chứa thể tích dung dịch tối đa là bao nhiêu, từ đó chọn được loại bình phù hợp. 

Bình cầu thường được đun nóng bằng loại bếp chuyên dụng hay còn được gọi là bếp đun bình cầu.

Bếp đun bình cầu có nhiều kích cỡ, phù hợp với những dung tích bình cầu khác nhau (Ví dụ: bếp 500ml có thể đựng bình cầu 500ml và các loại bình cầu có dung tích <500ml)

Bếp đun bình cầu

Sản phẩm bếp đun bình cầu (Xem chi tiết)

2. Cổ bình cầu:

Bình cầu có hai loại cổ: cổ trơn và cổ nhám. Bình cầu cổ nhám được sử dụng rộng rãi hơn vì nó đa dạng ứng dụng, đặc biệt trong láp rắp và kết hợp trong nhiều thí nghiệm chưng cất khác nhau.

Bình cầu cổ nhám có nhiều loại cổ khác nhau (Ví dụ: 24/29, 29/32) người dùng cần xem kỹ các đầu nối vào bình cầu (như sinh hàn) có kích thước nhám bao nhiêu, từ đó chọn loại cổ chính xác để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Bình cầu cổ nhám Bình cầu cổ nhám

Hình ảnh thực tế sản phẩm bình cầu cổ nhám (Xem chi tiết sản phẩm)

Ngoài ra, bình cầu còn có các loại bình cầu 2 cổ, bình cầu 3 cổ, để kết hợp với nhiều thí nghiệm khác nhau.

Bình cầu hai cổ Bình cầu 3 cổ

Hình ảnh thực tế sản phẩm bình cầu cổ nhám (Xem chi tiết sản phẩm)

3. Đáy bình cầu:

Bình cầu có hai loại đáy: bình cầu đáy bằng và bình cầu đáy tròn.


Hình ảnh thực tế sản phẩm bình cầu đáy bằng và đáy tròn (Xem chi tiết và mua hàng)

III. Bảo quản bình cầu thí nghiệm:

•  Vệ sinh bình cầu sau khi sử dụng bằng chổi rửa chuyên dụng.

Chổi rửa

Chổi rửa phòng thí nghiệm (Xem chi tiết sản phẩm)

•  Bảo quản bình cầu bằng cách để đứng sản phẩm trên khay hoặc giá đỡ bình cầu để tránh bể vỡ (đặc biệt là bình cầu đáy tròn không đứng được trên bề mặt phẳng, từ đó dễ bể vỡ hoặc mẻ miệng nếu như không bảo quản đúng cách)

Giá đỡ bình cầu

Giá đỡ bình cầu giúp bảo quản bình cầu được tốt hơn (Xem chi tiết sản phẩm)

•  Sử dụng bếp chuyên dụng cho bình cầu để nhiệt độ khi đun được phân bố đều cả bình, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Theo dõi nhiệt độ bếp đun bằng nhiệt kế và điều chỉnh cho phù hợp dựa vào độ sôi của từng loại dung dịch.

•  Dùng kẹp cổ bình cầu để nối và cố định nhám nối giữa các sản phẩm, từ đó bảo đảm an toàn cho quá trình thí nghiệm. 

Kẹp cổ nhám

Kẹp cổ bình cầu cố định đầu nối giữa các sản phẩm (Xem chi tiết)

•  Chọn bình cầu chất lượng có thương hiệu để bảo đảm sản phẩm có độ an toàn và tuổi thọ cao, phù hợp trong môi trường phòng thí nghiệm.


  Nhận yêu cầu báo giá sản phẩm qua địa chỉ mail:

📩 nguyenviettrieudcptn@gmail.com

  Khách hàng thoải mái trải nghiệm sản phẩm tại địa chỉ mua hàng:

[Gian 3: Nguyên Việt Triều - Trung Tâm Vật Tư và Thiết Bị Phòng Thí Nghiệm]

Maps and Flags free icon Đối điện 140 Tam Đảo, Phường 14, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

☎ +84 (028) 38 660 880 - 38 688 044

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC