Khác nhau giữa thủy tinh borosilicate và soda lime?

Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh thường được sản xuất bằng hai loại thủy tinh chính là Borosilicate (B2O3   + SiO2) hoặc soda lime (bao gồm SiO2, Na2O, Na2O và CuO với chất MgO và Al2O3). Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho người đọc các phân biệt thủy tinh borosilicate và soda lime. Đồng thời hướng dẫn cách hiệu chuẩn sản phẩm và thời gian nào nên hiệu chuẩn lại sản phẩm.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM


I. Phân biệt borosilicate và soda lime?

II. Cách hiệu chuẩn lại sản phẩm


I. Phân biệt borosilicate và soda lime?

Thủy tinh soda lime thường được sử dụng để sản xuất những sản phẩm thí nghiệm dòng B (Ký hiệu: Class B trên sản phẩm) với đặc tính chịu nhiệt thấp và khả năng chịu hóa chất kém.

Thủy tinh borosilicate thường được sử dụng để sản xuất những sản phẩm thí nghiệm dòng A (Ký hiệu: Class A trên sản phẩm) có đặc tính chịu nhiệt cao, khả năng kháng hóa chất tốt, thường được sử dụng cho những sản phẩm lưu trữ chất lỏng như bình định mức.

Về mặt ứng dụng, thủy tinh borosilicate thường được sử dụng cho các sản phẩm đo lường độ chính xác (như buret, bình định mức, etc) so với thủy tinh soda lime bởi độ bền và tuổi thọ lâu dài từ đó hạn chế sự ăn mòn hóa học của thủy tinh trong quá trình sử dụng dẫn đến sai số sản phẩm. Dụng cụ thí nghiệm thủy tinh cần phải được hiệu chuẩn chính xác dung tích trước khi đem vào sử dụng trong các phòng thí nghiệm.

ASTM 542 ISO 4787 là những chứng nhận hiệu chuẩn quốc tế dành cho dụng cụ đo lường thí nghiệm. Tùy theo loại thủy tinh mà người sử dụng cần phải theo dõi để hiệu chuẩn lại sản phẩm sau một khoảng thời gian sử dụng: Borosilicate - 10 năm, Soda lime - 5 năm.

II. Hiệu chuẩn lại sản phẩm:

Thông thường, dụng cụ đo lường thủy tinh cần được hiệu chuẩn lại sau một thời gian khi hiệu năng sử dụng của sản phẩm được dùng tối đa dẫn đến ăn mòn và ảnh hưởng đến độ chính xác của sản phẩm.

Hiệu chuẩn lại sản phẩm không cần thiết trong những trường hợp:

• Sản phẩm mới hoàn toàn và chưa được sử dụng. Thời gian lưu kho sản phẩm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

• Sản phẩm được bảo quản và sử dụng ở nhiệt độ phù hợp ví dụ như làm sạch sản phẩm trong máy rửa và máy hấp với nhiệt độ không quá 121°C.

• Sản phẩm được dùng dưới 5 năm và hạn chế tiếp xúc quá nhiều với hóa chất có độ ăn mòn cao (như acids/ alkalis)

Tuy nhiên, hiệu chuẩn lại nên được thực hiện trong những trường hợp sau:

• Sản phẩm làm bằng thủy tinh soda lime và thời gian sử dụng dưới 5 năm.

• Sản phẩm làm bằng thủy tinh borosilicate và thời gian sử dụng dưới 10 năm.

• Sản phẩm được sử dụng ở nhiệt độ quá 150°C.

• Sản phẩm tiếp xúc thường xuyên với hóa chất có nồng độ acid mạnh.

• Có dấu hiệu ăn mòn trên bề mặt sản phẩm.

Nguồn tham khảo: https://camblab.info/wp/index.php/a-quick-guide-to-classifications-of-laboratory-glassware/

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC