Khẩu trang y tế có tốt không? Lợi ích và cách sử dụng

Khẩu trang y tế có ngăn ngừa được cúm? Khi dịch cúm xuất hiện, phòng ngừa vẫn là phương pháp tốt nhất để giữ bản thân an toàn. Khẩu trang y tế có thể là một lựa chọn hiệu quả để ngăn ngừa virut. Khẩu trang y tế rất tiện dụng nhưng cũng đừng bỏ qua những phương pháp phòng ngừa khác.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM


I. Liệu đeo khẩu trang y tế có ngăn ngừa được cúm?

II. Cách chọn mua bình cầu thí nghiệm phù hợp

III. Kết luận: Sử dụng hay không sử dụng


I. Liệu đeo khẩu trang y tế có ngăn ngừa được cúm?

Trước khi trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy quay nhìn lại quá trình phát triển của nhân loại thời điểm một thập kỷ trở lại, thời điểm mà khẩu trang y tế bắt đầu phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi mọi người chứ không hẳn bó hẹp trong chỉ riêng phạm trù y khoa.

Vào năm 2009, cả nước Mỹ đã trải qua dịch cúm A-H1N1 khủng khiếp, mọi người ai ai cũng đều bàn tán về cách ngăn ngừa lây lan. Theo trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC), số lượng vaccine có sẵn rất hạn chế. Cho đến đợt sản xuất vaccine định kỳ thì virus gây ra cúm vẫn chưa được xác định chính xác.

Wikihow

Hình 1: Tổ chức y tế thế giới (nguồn wikihow)

>> Cách phòng ngừa và ứng phó với bệnh cúm (nguồn wikihow)

Các tổ chức sức khỏe đã khuyến cáo mọi người về tầm quan trọng của việc rửa tay thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Những ai nghi ngờ bị nhiễm cúm nên ở nhà để dưỡng bệnh và tránh lây cho người khác. Và rồi, một số người có động thái kỳ lạ mà không ai ngờ tới; đeo khẩu trang phẫu thuật hay còn được gọi là khẩu trang y tế. Bài viết này sẽ cho ta biết liệu khẩu trang có thật sự ngăn cản được sự lây lan của cúm hay không, và nếu có thì loại khẩu trang nào có hiệu quả nhất.

1.1 Các nghiên cứu cho thấy khẩu trang y tế có tác dụng

Trong nhiều năm, các nhà khoa học không chắc rằng việc đeo khẩu trang có tác dụng phòng ngừa sự lây lan của virus. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây phần nào chỉ ra rằng phương pháp này thật sự có thể giúp được và hạn chế phần nào trong việc ngăn chặn sự phát tán của mầm bệnh.

Wikihow

Hình 2: Khẩu trang y tế có thực sự hiệu quả (nguồn wikihow)

Đầu tiên, một nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí quốc tế về các bệnh truyền nhiễm (International Journal of Infectious Diseases) vào năm 2008 chỉ ra rằng việc sử dụng khẩu trang đúng cách có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh. Đến 80% những thành viên trong gia đình có trẻ bị những bệnh có các dấu hiệu tương đồng với cúm (flu-like illnesses) được chuẩn đoán không bị bệnh. Ngạc nhiên là việc quyết định chọn các loại khẩu trang khác nhau ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả của việc phòng ngừa

Một nghiên cứu khác được đăng trong Biên niên nội y khoa (Annals of Internal Medicine) có các kết quả tương tự. Các nhà nghiên cứu lấy mẫu trên 400 người bị cúm. Họ nhận ra rằng những người thân của bệnh nhân tự làm giảm rủi ro bị lây nhiễm xuống 70% do rửa tay thường xuyên và đeo khẩu trang.

Ngoài ra những một số nghiên cứu cho kết quả khả quan khi nghiên cứu khu vực ngoài nhà. Ví dụ, một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu sinh trường đại học Michigan trên hơn 1000 học sinh sống trong ký túc xá. Họ chia sinh viên thành 3 nhóm: nhóm 1 gồm những người chỉ đeo khẩu trang, nhóm 2 thì cả đeo khẩu trang và rửa tay và cuối cùng là nhóm không làm gì cả. Kết quả là nhóm 2 có tỷ lệ rủi ro giảm tới 75%.

Tuy nhiên, nghiên cứu không cho thấy việc suy giảm triệu chứng cho nhóm 1. Nên việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên được cho là cần thiết.

>> Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn (nguồn wikihow)

1.2 Các loại khẩu trang khác nhau

Nếu bạn muốn ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang thì có 2 loại mà bạn nên cân nhắc:

1.2.1 Khẩu trang y tế (Facemasks)

Khẩu trang y tế

Khẩu trang y tế thường có kích thước phù hợp cho tất cả người đeo, khẩu trang dùng một lần được chứng nhận bởi Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ thường được dùng như dụng cụ y tế. Bác sĩ, nha sĩ và y tá thường đeo khi chăm sóc bệnh nhân. Những loại khẩu trang y tế này cản những giọt chất lỏng hay dịch cơ thể có khả năng tiềm ẩn virus từ người bệnh, đặc biệt là khi ho và hắt hơi. Tuy nhiên, các loại khẩu trang y tế này không thể ngăn cản các hạt bụi nhỏ trong không khí đi vào cơ thể chúng ta qua đường hô hấp.

>> Các loại khẩu trang y tế thường gặp và nơi mua khẩu trang y tế chính hãng.

>> Cách đeo khẩu trang y tế đúng cách (Bản tiếng anh)

1.2.2 Mặt nạ phòng khí độc (Respirators)

NC95

Hay còn được biến đến là khẩu trang than hoạt tính N95, được thiết kế để bảo vệ người đeo khỏi những hạt bụi nhỏ li ti có chứa virus trong không khí. Được chứng nhận bởi CDC và Viện An toàn và Sức khỏe Nghề Nghiệp Quốc Gia Hoa Kỳ. Tên mặt nạ được đặt dựa trên tỷ lệ lọc các vật nhỏ li ti của sản phẩm lên đến 95%, từ CDC. Khẩu trang N95 thường được sử dụng khi vẽ tranh hay tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Khẩu trang than hoạt tính N95 được điều chỉnh sao cho phù hợp với khuôn mặt người dùng. Khẩu trang than hoạt tính N95 ôm sát mặt người dùng tạo nên một trạng thái kín hoàn toàn để không chừa một chỗ hở nào cho virus xâm nhập. Nhân viên y tế sử dụng Khẩu trang than hoạt tính N95 để bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh lây lan qua đường không khí như bệnh lao và bệnh than.

Từ đó cho thấy khẩu trang than hoạt tính có hiệu quả tốt hơn trong việc ngăn ngừa virus hơn khẩu trang thường. Dù vậy, thì cả hai loại đều có những lợi ích nhất định.

>> Nơi bán sản phẩm khẩu trang NC95.

>> Cách đeo khẩu trang NC95 (Bản tiếng anh)

II. Hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách

CDC phát hành cẩm nang hướng dẫn ngăn ngừa cúm bao gồm cả 2 loại khẩu trang vào năm 2010. Họ khuyến cáo các nhân viên y tế luôn đeo khẩu trang y tế khi làm việc với bệnh nhân cúm. Ngoài ra nên yêu cầu bệnh nhân đeo khẩu trang y tế để giảm thiểu lây lan và ngăn chặn mầm bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Còn khẩu trang than hoạt tính thường chỉ để cho nhân viên y tế sử dụng khi tham gia các tiến trình y tế.

Đeo khẩu trang thường có thể giảm thiểu rủi ro lây lan cúm – nhưng chỉ khi đeo đúng cách và thường xuyên.

Sau đây là một vài điểm cần lưu ý khi đeo khẩu trang:

•  Nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh từ bán kính 2 mét đổ lại

•  Cố định khẩu trang sao cho che chắn được mũi, miệng và cằm. Cố gắng không chạm vào khẩu trang cho tới lúc tháo ra.

•  Đeo khẩu trang trước khi gặp người khác nếu bạn bị cúm.

•  Nếu bạn bị cúm và cần tới gặp bác sĩ thì nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho những người ở khu vực chờ.

•  Cân nhắc đeo khẩu trang khi khu vực sinh sống của bạn đang có dịch hoặc bạn có dấu hiệu bị biến chứng của cúm.

•  Khi đã sử dụng khẩu trang thì nên bỏ vào thùng rác và rửa tay. KHÔNG BAO GIỜ sử dụng lại.

III. Kết luận: Sử dụng hay không sử dụng

Khi dịch cúm xuất hiện, phòng ngừa vẫn là phương pháp tốt nhất để giữ bản thân an toàn. Khẩu trang y tế có thể là một lựa chọn hiệu quả để ngăn ngừa virut. Hiện tại vẫn chưa có bất kỳ một rủi ro nào về việc đeo khẩu trang y tế được báo cáo lại.

Khẩu trang y tế rất tiện dụng nhưng cũng đừng bỏ qua những phương pháp phòng ngừa khác. Đảm bảo rửa tay trong suốt cả mùa dịch. Sau cùng là nên tiêm chủng vaccine phòng chống cúm cho cả bạn và người thân.

NGUỒN THAM KHẢO:

1. Krucik (G 2015), 'Does Wearing a Mask Prevent the Flu?', Healthline, Viewed in 22 Oct. 2018, 

<https://www.healthline.com/health/cold-flu/mask#1>

2. WikiHow (2018), 'Cách để Phòng ngừa và ứng phó với bệnh cúm H1N1 (cúm lợn)', Wikihow, Viewed in 22 Oct. 2018,

<https://www.wikihow.vn/Phòng-ngừa-và-ứng-phó-với-bệnh-cúm-H1N1-(cúm-lợn)> 

3. WikiHow (2018), 'Cách để Ngăn ngừa nhiễm khuẩn', Wikihow, Viewed in 22 Oct. 2018,

<https://www.wikihow.vn/Ngăn-ngừa-nhiễm-khuẩn>

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC