Pipet là gì? lịch sử, cách sử dụng và làm sạch pipet

Pipet được xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1970s, thay thế cho loại dụng cụ phân phối chất lỏng lạc hậu được các nhà khoa học sử dụng - đó là loại pipet dùng miệng để hút một dung tích chất lỏng cần dùng và phương pháp này dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.

NỘI DUNG BÀI VIẾT BAO GỒM


I. Pipet là gì?

II. Lịch sử của Pipet

III. Các loại Pipet cơ bản

IV. Cách sử dụng Pipet

V. Làm sạch và vệ sinh Pipet


I. Pipet là gì?

Pipet hay còn được gọi dưới tên tiếng anh là Pipettes hoặc ống nhỏ giọt, là một loại ống dài miệng hẹp thường được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa dùng để phân phối một lượng chất lỏng từ nơi này sang nơi khác. Có hai loại pipet: Pipet dùng để phân phối chính xác một giá trị dung tích chất lỏng cố định và loại pipet dùng để phân phối đa dạng thế tích chất lỏng.

II. Lịch sử của Pipet

Loại pipet hiện nay được sử dụng rộng rãi chỉ mới từ những năm 1950s, bởi lẽ trước đó pipet được chế tạo và biến tấu thành nhiều hình dạng khác nhau tùy mục đích sử dụng của người dùng. Chiếc Pipet đầu tiên được sáng tạo bởi nhà sinh vật học Louis Pasteur - người đưa ra định lý về phương pháp tiệt trùng Pasteur (hay còn được gọi Pasteurization).

Pipette Pasteur

Hình ảnh tham khảo: Pipette Pasteur thủy tinh

Pipet Pasteur dùng để hút và phân phối một lượng chất lỏng cố định mà không sợ dung dịch bị nhiễm khuẩn trong quá trình thao tác hay ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm của Pasteur lại không kịp cải tiến để bắt kịp với xu hướng của người sử dụng, các nhà khoa học mong muốn một sản phẩm Pipet có thể đo lường nhiều loại dung tích khác nhau và làm bằng loại chất liệu có thể tái sử dụng được nhiều lần. Từ đó, một số nhà khoa học đã tự phát minh ra loại Pipet thủy tinh của riêng mình.

Hình ảnh tham khảo: Pipet sử dụng miệng hút được sử dụng rộng rãi ở quá khứ

Một sự thật hiển nhiên, ở thời điểm, đó người sử dụng không hề dễ dàng để thay đổi được thói quen sử dụng loại Pipet hút bằng miệng, mặc dù hiểu được mức độ nguy hiểm mà phương pháp này mang lại, vì dung dịch được hút có thể là axit chứa nồng độ ăn mòn cao hoặc các loại chất phóng xạ. Cho tới năm 1950s, Henrich Schnitger cho sản xuất hàng loạt loại pipet thủy tinh cải tiến nhằm phổ biến rộng rãi loại sản phẩm an toàn này thay thế cho những sản phẩm pipet lạc hậu.

III. Các loại Pipet cơ bản

Pipet nói chung có hai loại bao gồm: Pipet định mứcpipet chia vạch.

•   Pipet định mức (vd: pipet pasteur) được thiết kế để phân phối một lượng chất lỏng cố định, nó được cấu tạo cơ bản như một ống thủy tinh nhỏ và không khuyến khích sử dụng để đo lường thể tích, cho dù thể tích đó có nhỏ hơn thể tích cố định của cây pipet.

Mặc khác, Pipet chia vạch lại được sử dụng để đo lường chính xác đa dạng dung tích, thân pipet được chia vạch vô cùng chi tiết từ đó người dùng có thể hút chính xác lượng dung dịch họ cần sử dụng. Sản phẩm Pipet chia vạch thường có thang đo rộng, giúp người dùng dễ sử dụng trong đa số các thí nghiệm đơn giản. Tuy nhiên, Pipet chia vạch lại không hiệu quả trong việc phân phối một lượng chất lỏng có dung tích từ nhỏ đến rất nhỏ.

Pipet chia vạch dùng để phân phối chính xác một lượng chất lỏng nhất định. Quả bóp cao su là dụng cụ thí nghiệm dùng để hỗ trợ hút dung dịch vào trong Pipet.

•   Pipet chia vạch thường có hai loại: Pipet thẳng Pipet bầu

‣ Pipet thẳng có cấu tạo là một ống thủy tinh thẳng rỗng ruột. Pipet thẳng có thể tích chính xác được khắc trên đầu Pipet, trên thân Pipet có vạch chia ghi chi tiết từng nấc dung tích.

Ví dụ, Pipet 10ml được ghi dung tích 10ml trên đầu cây Pipet, trên thân Pipet được khắc và chia vạch từ 1-10ml. Thể tích tối đa của cây Pipet đó là 10ml.

‣ Pipet bầu có cấu tạo là một ống thủy tinh rỗng ruột, có bầu tròn ở phần giữa Pipet. Trên bầu tròn có ghi dung tích Pipet. Pipet bầu thường có loại 2 vạch hoặc 1 vạch, tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng.

Để hút chính xác dung dịch, tùy vào thí nghiệm mà người dùng nên chọn Pipet đúng thể tích cần hút.

Pipet được chia làm hai loại dòng Adòng B:

‣ Dòng A thường được hiệu chuẩn và chia vạch chính xác hơn dòng B. Thủy tinh dòng A cũng thường được sản xuất bằng thủy tinh tốt hơn, từ đó hạn chế hao mòn hóa học trong quá trình sử dụng. Khuyết điểm duy nhất của Pipet dòng A là thường đắt tiền hơn dòng B, nhưng hiệu quả và chất lượng mà nó mang lại luôn xứng đáng với sự đầu tư của người sử dụng.

‣ Dòng B là loại sản phẩm có vạch chia mang tính chính xác tương đối, thường không được sử dụng thường xuyên.

Các loại pipet thông dụng và phụ kiện pipet:

Pipet thẳng

Pipet Thẳng

Pipet bầu

Pipet Bầu

Pipet pasteur

Pipet Pasteur

Pipet pasteur thuỷ tinh

Pipet pasteur (thuỷ tinh)

pipet pasteur nhựa

Pipet pasteur (nhựa)

giá để pipet

Giá để Pipet

quả bóp pipt

Quả bóp cao su gắn pipet pasteur

quả bóp cao su

Quả bóp cao su

 

IV. Cách sử dụng Pipet

Bước 1:

Bóp nhẹ để đẩy hết hơi trong quả bóp cao su. Gắn quả bóp cao su lên phần đầu trên của Pipet.

Sử dụng Pipet

Bước 2:

Giữ cây Pipet ở góc 10°-20° khi hút dung dịch, để ngăn dung dịch bị rơi vãi dính vào tay khi thao tác, người dùng nên để tay cầm cách miệng dưới Pipet ¼ sản phẩm.

Một tay cố định phần thân Pipet. Thả quả bóp cao su để hút lượng dung dịch cần hút từ cốc thí nghiệm.

Nếu dung tích quả bóp cao su nhỏ hơn dung tích quả bóp, người dùng cần phải tháo quả bóp khỏi Pipet, bóp nhẹ và gắn lại vào Pipet để hút tiếp phần dung dịch còn lại cho đủ thể tích Pipet.

Sử dụng PipetSử dụng Pipet

Bước 3:

Nhanh chóng tháo quả bóp và dùng ngón tay bịt chặt đầu trên Pipet (nơi vừa tháo quả bóp cao su) để cố định dung dịch trong Pipet.

Bước 4:

Thả ngón tay từ từ để canh chuẩn dung dịch đến vạch chia chính xác của Pipet. Dùng tay chạm lắc nhẹ vào thành Pipet để làm sạch lượng dung dịch còn sót lại trong sản phẩm. Tuyệt đối không dùng miệng để thổi vào Pipet.

Sử dụng PipetSử dụng Pipet

Tip: Người dùng có thể tập hút Pipet bằng nước lọc trước khi trực tiếp sử dụng Pipet với hóa chất.

>> Xem thêm các sản phẩm Pipet đang có trên thị trường

V. Làm sạch và vệ sinh Pipet

Pipet cần phải được làm sạch sau mỗi lần sử dụng để bảo đảm sản phẩm không bị nhiễm khuẩn do dung dịch hóa chất còn sót lại, và đảm bảo độ chính xác của sản phẩm luôn được duy trì.

Để làm sạch Pipet, rót dung dịch nước cất vào trong Pipet và nghiên dung dịch để làm sạch bề mặt trong của Pipet. Lặp lại bước này hai lần, sau đó tráng toàn bộ Pipet bằng nước cất để hoàn thành quy trình làm sạch sản phẩm.

NGUỒN BÀI VIẾT:

Flournoy, Blake. "What Is the Purpose of a Pipette?" Sciencing, https://sciencing.com/purpose-pipette-8743073.html. 15 May 2018. 

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC